Danh sách ngành đào tạo trình độ Đại học đầy đủ nhất

Danh sách ngành đào tạo trình độ Đại học sẽ trang bị cho bạn bức tranh toàn cảnh về thế giới nghề nghiệp. Hiểu rõ về từng ngành học không chỉ giúp bạn chọn lựa con đường phù hợp với đam mê và khả năng, mà còn đón đầu xu hướng phát triển của thị trường lao động. Từ đó bạn sẽ có cơ hội việc làm đa dạng, kiến tạo hành trình sự nghiệp và sự phát triển cá nhân bền vững trong tương lai.

1. Một số khái niệm

Mã ngành là một mã duy nhất gồm 7 chữ số. Trong đó, chữ số đầu tiên của mã ngành thể hiện trình độ đào tạo (mã cấp I), giúp phân biệt các cấp độ học vấn. Hai cặp chữ số tiếp theo thể hiện mã lĩnh vực đào tạo (mã cấp II) và mã nhóm ngành đào tạo (mã cấp III), phản ánh sự phân loại chuyên môn trong các nhóm ngành khác nhau. Hai chữ số cuối cùng dùng để chỉ mã ngành đào tạo cụ thể trong nhóm ngành (mã cấp IV), giúp xác định rõ ngành học trong hệ thống giáo dục.

Ngành đào tạo là một tập hợp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi nghề nghiệp, khoa học và công nghệ. Các ngành đào tạo này được phân loại và thống kê theo quy định, giúp hệ thống giáo dục dễ dàng quản lý và tổ chức các chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp và xã hội.

Chuyên ngành là một phần kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong một ngành đào tạo, có tính độc lập và được xác định bởi cơ sở giáo dục đại học. Các chuyên ngành này không chỉ giúp người học phát triển chuyên môn sâu mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho các lĩnh vực cụ thể.

Tên ngành là thuật ngữ dùng để mô tả các đặc điểm chuyên môn và nghề nghiệp của ngành đào tạo. Tên ngành phải phù hợp với các đặc điểm chung của nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo mà nó thuộc về, giúp người học dễ dàng nhận diện và hiểu rõ về phạm vi kiến thức và kỹ năng mà họ sẽ tiếp thu trong quá trình học tập.

Nhóm ngành đào tạo là tập hợp các ngành đào tạo có đặc điểm chuyên môn chung, được phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III của hệ thống giáo dục quốc dân. Các nhóm ngành này giúp nhóm các ngành đào tạo có sự tương đồng về chuyên môn, tạo nên sự phân loại rõ ràng và dễ hiểu trong hệ thống giáo dục.

Lĩnh vực đào tạo là một nhóm các nhóm ngành đào tạo có đặc điểm chuyên môn hoặc nghề nghiệp chung, được phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II. Các lĩnh vực này giúp hệ thống hóa các nhóm ngành đào tạo lớn, từ đó đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục và xã hội.

danh-sach-nganh-dao-tao-trinh-do-dai-hoc-892
Danh sách ngành đào tạo trình độ Đại học

2. Danh sách ngành đào tạo trình độ Đại học

2.1. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (Mã 714)

Lĩnh vực Khoa học Giáo dục và Đào tạo Giáo viên gồm 43 ngành đào tạo nhân lực trong lĩnh vực giáo dục. Sau khi hoàn thành chương trình học thuộc nhóm ngành này, người học sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp ở các vị trí như giảng viên đại học, giáo viên ở các cấp học, chuyên viên thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục hay chuyên gia tư vấn giáo dục.

Tên ngànhMã ngành
Khoa học giáo dục71401
Giáo dục học7140101
Công nghệ giáo dục7140103
Quản lý giáo dục7140114
Đào tạo giáo viên71402
Giáo dục Mầm non7140201
Giáo dục Tiểu học7140202
Giáo dục Đặc biệt7140203
Giáo dục Công dân7140204
Giáo dục Chính trị7140205
Giáo dục Thể chất7140206
Huấn luyện thể thao7140207
Giáo dục Quốc phòng – An ninh7140208
Sư phạm Toán học7140209
Sư phạm Tin học7140210
Sư phạm Vật lý7140211
Sư phạm Hóa học7140212
Sư phạm Sinh học7140213
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp7140214
Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp7140215
Sư phạm Ngữ văn7140217
Sư phạm Lịch sử7140218
Sư phạm Địa lý7140219
Sư phạm Âm nhạc7140221
Sư phạm Mỹ thuật7140222
Sư phạm Tiếng Bana7140223
Sư phạm Tiếng Êđê7140224
Sư phạm Tiếng Jrai7140225
Sư phạm Tiếng Khmer7140226
Sư phạm Tiếng H’mong7140227
Sư phạm Tiếng Chăm7140228
Sư phạm Tiếng M’nông7140229
Sư phạm Tiếng Xê đăng7140230
Sư phạm Tiếng Anh7140231
Sư phạm Tiếng Nga7140232
Sư phạm Tiếng Pháp7140233
Sư phạm Tiếng Trung Quốc7140234
Sư phạm Tiếng Đức7140235
Sư phạm Tiếng Nhật7140236
Sư phạm Tiếng Hàn Quốc7140237
Sư phạm nghệ thuật7140245
Sư phạm công nghệ7140246
Sư phạm Khoa học tự nhiên7140247
Giáo dục pháp luật7140248
Sư phạm Lịch sử – Địa lý7140249
Khác71490

2.2. Nghệ thuật (Mã 721)

Lĩnh vực nghệ thuật gồm 40 ngành được phân thành các nhóm ngành như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu và nghệ thuật ứng dụng. Các ngành học này giúp phát triển kỹ năng sáng tạo và hiểu biết về lý thuyết nghệ thuật từ đó sinh viên có cơ hội thể hiện cảm xúc và ý tưởng của mình.

Tên ngànhMã ngành
Mỹ thuật72101
Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật7210101
Hội họa7210103
Đồ họa7210104
Điêu khắc7210105
Gốm7210107
Mỹ thuật đô thị7210110
Nghệ thuật trình diễn72102
Âm nhạc học7210201
Sáng tác âm nhạc7210203
Chỉ huy âm nhạc7210204
Thanh nhạc7210205
Quản lý nghệ thuật7210206
Biểu diễn nhạc cụ phương tây7210207
Piano7210208
Nhạc Jazz7210209
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống7210210
Công nghệ âm nhạc7210212
Quản lý âm nhạc7210215
Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu7210221
Biên kịch sân khấu7210225
Diễn viên sân khấu kịch hát7210226
Đạo diễn sân khấu7210227
Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình7210231
Biên kịch điện ảnh, truyền hình7210233
Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình7210234
Đạo diễn điện ảnh, truyền hình7210235
Quay phim7210236
Lý luận, lịch sử và phê bình múa7210241
Diễn viên múa7210242
Biên đạo múa7210243
Huấn luyện múa7210244
Nghệ thuật nghe nhìn72103
Nhiếp ảnh7210301
Công nghệ điện ảnh, truyền hình7210302
Thiết kế âm thanh, ánh sáng7210303
Mỹ thuật ứng dụng72104
Thiết kế công nghiệp7210402
Thiết kế đồ họa7210403
Thiết kế thời trang7210404
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh7210406
Nghệ thuật số7210408
Phục chế mỹ thuật7210412
Giám tuyển mỹ thuật7210413
Khác72190

2.3. Nhân văn (Mã 722)

Lĩnh vực nhân văn có 30 ngành đào tạo chủ yếu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và xã hội. Trong đó, nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đào tạo về tiếng Việt, văn hóa các dân tộc và các ngôn ngữ đặc thù như Hán Nôm, Jrai, Khmer, Chăm,… Nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài đào tạo các ngôn ngữ và văn hóa quốc tế như Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,… Các ngành triết học, lịch sử, tôn giáo học, ngôn ngữ học giúp phát triển tư duy phản biện và hiểu biết về xã hội. Các ngành văn học, văn hóa học, quản lý văn hóa nghiên cứu sự phát triển văn hóa và công việc liên quan đến bảo tồn, phát triển văn hóa.

Tên ngànhMã ngành
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam72201
Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam7220101
Hán Nôm7220104
Ngôn ngữ Jrai7220105
Ngôn ngữ Khmer7220106
Ngôn ngữ H’mong7220107
Ngôn ngữ Chăm7220108
Sáng tác văn học7220110
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam7220112
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài72202
Ngôn ngữ Anh7220201
Ngôn ngữ Nga7220202
Ngôn ngữ Pháp7220203
Ngôn ngữ Trung Quốc7220204
Ngôn ngữ Đức7220205
Ngôn ngữ Tây Ban Nha7220206
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha7220207
Ngôn ngữ Italia7220208
Ngôn ngữ Nhật7220209
Ngôn ngữ Hàn Quốc7220210
Ngôn ngữ Ảrập7220211
Ngôn ngữ Thái Lan7220214
Khác72290
Triết học7229001
Chủ nghĩa xã hội khoa học7229008
Tôn giáo học7229009
Lịch sử7229010
Ngôn ngữ học7229020
Văn học7229030
Văn hóa học7229040
Quản lý văn hóa7229042
Gia đình học7229045
Di sản học7229047

2.4. Khoa học xã hội và hành vi (Mã 731)

Khoa học xã hội và hành vi là một lĩnh vực rộng lớn, nghiên cứu về con người trong các mối quan hệ xã hội, tổ chức và hành vi. Lĩnh vực này gồm 31 ngành được chia thành các nhóm ngành như Kinh tế học, Khoa học chính trị, Xã hội học, Nhân học, Tâm lý học, Địa lý học, và Khu vực học.

Tên ngànhMã ngành
Kinh tế học73101
Kinh tế7310101
Kinh tế chính trị7310102
Kinh tế đầu tư7310104
Kinh tế phát triển7310105
Kinh tế quốc tế7310106
Thống kê kinh tế7310107
Toán kinh tế7310108
Kinh tế số7310109
Quản lý kinh tế7310110
Khoa học chính trị73102
Chính trị học7310201
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà mước7310202
Quản lý nhà nước7310205
Quan hệ quốc tế7310206
Xã hội học và Nhân học73103
Xã hội học7310301
Nhân học7310302
Giới và phát triển7310399
Tâm lý học73104
Tâm lý học7310401
Tâm lý học giáo dục7310403
Địa lý học73105
Địa lý học7310501
Khu vực học73106
Quốc tế học7310601
Châu Á học7310602
Thái Bình Dương học7310607
Đông phương học7310608
Trung Quốc học7310612
Nhật Bản học7310613
Hàn Quốc học7310614
Đông Nam Á học7310620
Việt Nam học7310630
Châu Á – Thái Bình Dương học7310631
Châu Mỹ học7310639
Hoa Kỳ học7310640
Khác73190

2.5. Báo chí và thông tin (Mã 732)

Báo chí và Thông tin là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về quá trình sản xuất, truyền tải, quản lý và lưu trữ thông tin trong xã hội hiện đại. Lĩnh vực này gồm 12 ngành đào tạo như Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông đại chúng, Quan hệ công chúng, Thông tin – Thư viện, Lưu trữ học, Xuất bản và nhiều ngành liên quan khác.

Tên ngànhMã ngành
Báo chí và truyền thông73201
Báo chí7320101
Truyền thông đa phương tiện7320104
Truyền thông đại chúng7320105
Công nghệ truyền thông7320106
Truyền thông quốc tế7320107
Quan hệ công chúng7320108
Thông tin – Thư viện73202
Thông tin – Thư viện7320201
Quản lý thông tin7320205
Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng73203
Lưu trữ học7320303
Bảo tàng học7320305
Xuất bản – Phát hành73204
Xuất bản7320401
Kinh doanh xuất bản phẩm7320402
Khác73290

2.6. Kinh doanh và quản lý (Mã 734)

Kinh doanh và Quản lý là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu gắn liền với hoạt động vận hành, tổ chức và phát triển các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nền kinh tế hiện đại. Lĩnh vực này gồm 19 ngành đào tạo, một số ngành phổ biến như Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán.

Tên ngànhMã ngành
Kinh doanh73401
Quản trị kinh doanh7340101
Marketing7340115
Bất động sản7340116
Kinh doanh quốc tế7340120
Kinh doanh thương mại7340121
Thương mại điện tử7340122
Kinh doanh thời trang và dệt may7340123
Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm73402
Tài chính – Ngân hàng7340201
Bảo hiểm7340204
Công nghệ tài chính7340205
Kế toán – Kiểm toán73403
Kế toán7340301
Kiểm toán7340302
Quản trị – Quản lý73404
Khoa học quản lý7340401
Quản lý công7340403
Quản trị nhân lực7340404
Hệ thống thông tin quản lý7340405
Quản trị văn phòng7340406
Quan hệ lao động7340408
Quản lý dự án7340409
Khác73490

2.7. Pháp luật (Mã 738)

Pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về hệ thống quy phạm pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, góp phần xây dựng một nền tảng pháp lý công bằng, minh bạch và ổn định. Lĩnh vực này gồm 7 ngành đào tạo như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế và các ngành khác cho phép người học tiếp cận kiến thức pháp lý chuyên sâu và đa chiều.

Tên ngànhMã ngành
Luật73801
Luật7380101
Luật hiến pháp và luật hành chính7380102
Luật dân sự và tố tụng dân sự7380103
Luật hình sự và tố tụng hình sự7380104
Luật kinh tế7380107
Luật quốc tế7380108
Luật thương mại quốc tế7380109
Khác73890

2.8. Khoa học sự sống (Mã 742)

Khoa học sự sống là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật của sự sống ở cấp độ vi mô đến vĩ mô, từ tế bào, vi sinh vật đến con người và toàn bộ hệ sinh thái. Lĩnh vực này có 5 ngành đào tạo, một số ngành nổi bật là Công nghệ sinh học, Kỹ thuật sinh học.

Tên ngànhMã ngành
Sinh học74201
Sinh học7420101
Sinh học ứng dụng74202
Công nghệ sinh học7420201
Kỹ thuật sinh học7420202
Sinh học ứng dụng7420203
Khoa học y sinh7420204
Khác74290

2.9. Khoa học tự nhiên (Mã 744)

Khoa học tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng, quy luật và quá trình trong tự nhiên nhằm khám phá, lý giải thế giới vật chất xung quanh và ứng dụng vào đời sống. Lĩnh vực này 14 ngành đào tạo từ nền tảng và chuyên sâu như Thiên văn học, Vật lý học, Hóa học…

Tên ngànhMã ngành
Khoa học vật chất74401
Thiên văn học7440101
Vật lý học7440102
Vật lý nguyên tử và hạt nhân7440106
Cơ học7440110
Hóa học7440112
Khoa học vật liệu7440122
Khoa học trái đất74402
Địa chất học7440201
Bản đồ học7440212
Địa lý tự nhiên7440217
Biến đổi khí hậu7440221
Khí tượng và khí hậu học7440222
Thủy văn học7440224
Hải dương học7440228
Khoa học môi trường74403
Khoa học môi trường7440301
Khác74490

2.10. Toán và thống kê (Mã 746)

Toán và Thống kê là lĩnh vực nghiên cứu về các phương pháp và công cụ toán học, giúp phân tích và giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội. Lĩnh vực này gồm 7 ngành đào tạo, một số ngành như Toán học, Khoa học tính toán, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng,…

Tên ngànhMã ngành
Toán học74601
Toán học7460101
Khoa học tính toán7460107
Khoa học dữ liệu7460108
Toán ứng dụng7460112
Toán cơ7460115
Toán tin7460117
Thống kê74602
Thống kê7460201
Khác74690

2.11. Máy tính và công nghệ thông tin (Mã 748)

Máy tính và Công nghệ thông tin là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống phần mềm, phần cứng, mạng lưới và ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin trong mọi lĩnh vực. Lĩnh vực này có 10 ngành đào tạo, một số ngành phố biến như Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin.

Tên ngànhMã ngành
Máy tính74801
Khoa học máy tính7480101
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu7480102
Kỹ thuật phần mềm7480103
Hệ thống thông tin7480104
Kỹ thuật máy tính7480106
Trí tuệ nhân tạo7480107
Công nghệ kỹ thuật máy tính7480108
Công nghệ thông tin74802
Công nghệ thông tin7480201
An toàn thông tin7480202
An ninh mạng7480208
Khác74890

2.12. Công nghệ kỹ thuật (Mã 751)

Công nghệ kỹ thuật là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về các phương pháp và kỹ thuật ứng dụng trong việc phát triển, thiết kế và quản lý các hệ thống công nghệ trong nhiều ngành nghề khác nhau. Lĩnh vực này bao gồm các nhóm ngành như Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử viễn thông và một số nhóm ngành khác. Các nhóm ngành này phân thành 25 ngành đào tạo khác nhau.

Tên ngànhMã ngành
Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng75101
Công nghệ kỹ thuật kiến trúc7510101
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng7510102
Công nghệ kỹ thuật xây dựng7510103
Công nghệ kỹ thuật giao thông7510104
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng7510105
Công nghệ kỹ thuật cơ khí75102
Công nghệ kỹ thuật cơ khí7510201
Công nghệ chế tạo máy7510202
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử7510203
Công nghệ kỹ thuật ô tô7510205
Công nghệ kỹ thuật nhiệt7510206
Công nghệ kỹ thuật tàu thủy7510207
Bảo dưỡng công nghiệp7510211
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông75103
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử7510301
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông7510302
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa7510303
Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường75104
Công nghệ kỹ thuật hóa học7510401
Công nghệ vật liệu7510402
Công nghệ kỹ thuật môi trường7510406
Công nghệ kỹ thuật hạt nhân7510407
Quản lý công nghiệp75106
Quản lý công nghiệp7510601
Kinh tế công nghiệp7510604
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng7510605
Công nghệ dầu khí và khai thác75107
Công nghệ dầu khí và khai thác dầu7510701
Công nghệ kỹ thuật in75108
Công nghệ kỹ thuật in7510801
Khác75190
Công nghệ nông nghiệp7519002

2.13. Kỹ thuật (Mã 752)

Kỹ thuật là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý khoa học vào việc thiết kế, phát triển, và cải tiến các hệ thống, thiết bị và công nghệ trong nhiều ngành nghề khác nhau. Lĩnh vực này gồm 37 ngành đào tạo. Một số ngành nổi bật như Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, Kỹ thuật vật liệu, Kỹ thuật môi trường, và Kỹ thuật dầu khí.

Tên ngànhMã ngành
Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật75201
Cơ kỹ thuật7520101
Kỹ thuật cơ khí7520103
Kỹ thuật Robot7520107
Kỹ thuật cơ điện tử7520114
Kỹ thuật nhiệt7520115
Kỹ thuật cơ khí động lực7520116
Kỹ thuật công nghiệp7520117
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp7520118
Kỹ thuật hàng không7520120
Kỹ thuật không gian7520121
Kỹ thuật tàu thủy7520122
Kỹ thuật ô tô7520130
Kỹ thuật in7520137
Kỹ thuật hàng hải7520138
Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông75202
Kỹ thuật điện7520201
Kỹ thuật rađa – dẫn đường7520204
Kỹ thuật thủy âm7520205
Kỹ thuật biển7520206
Kỹ thuật điện tử – viễn thông7520207
Kỹ thuật y sinh7520212
Kỹ thuật điện, điện tử7520215
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa7520216
Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường75203
Kỹ thuật hoá học7520301
Kỹ thuật vật liệu7520309
Kỹ thuật vật liệu kim loại7520310
Kỹ thuật dệt7520312
Kỹ thuật môi trường7520320
Vật lý kỹ thuật75204
Vật lý kỹ thuật7520401
Kỹ thuật hạt nhân7520402
Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa75205
Kỹ thuật địa chất7520501
Kỹ thuật địa vật lý7520502
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ7520503
Kỹ thuật mỏ75206
Kỹ thuật mỏ7520601
Kỹ thuật thăm dò và khảo sát7520602
Kỹ thuật dầu khí7520604
Kỹ thuật khí thiên nhiên7520605
Kỹ thuật tuyển khoáng7520607
Khác75290

2.14. Sản xuất và chế biến (Mã 754)

Sản xuất và chế biến là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ và phương pháp trong việc sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ nguyên liệu thô thành sản phẩm tiêu dùng hoặc phục vụ các ngành công nghiệp. Lĩnh vực gồm có 10 ngành đào tạo, một số ngành như Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ dệt may,…

Tên ngànhMã ngành
Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống75401
Công nghệ thực phẩm7540101
Kỹ thuật thực phẩm7540102
Công nghệ sau thu hoạch7540104
Công nghệ chế biến thủy sản7540105
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm7540106
Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da75402
Công nghệ sợi, dệt7540202
Công nghệ vật liệu dệt, may7540203
Công nghệ dệt, may7540204
Công nghệ da giày7540206
Khác75490
Công nghệ chế biến lâm sản7549001

2.15. Kiến trúc và xây dựng (Mã 758)

Kiến trúc và xây dựng là lĩnh vực kết hợp giữa thiết kế và kỹ thuật, tạo ra những công trình và không gian sống, làm việc và vui chơi phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra, lĩnh vực này cũng phát triển các hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại, tạo ra môi trường sống thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Lĩnh vực này gồm có 22 ngành đào tạo.

Tên ngànhMã ngành
Kiến trúc và quy hoạch75801
Kiến trúc7580101
Kiến trúc cảnh quan7580102
Kiến trúc nội thất7580103
Kiến trúc đô thị7580104
Quy hoạch vùng và đô thị7580105
Quản lý đô thị và công trình7580106
Thiết kế nội thất7580108
Quản lý phát triển đô thị và bất động sản7580109
Thiết kế đô thị7580110
Bảo tồn di sản kiến trúc – Đô thị7580111
Đô thị học7580112
Xây dựng75802
Kỹ thuật xây dựng7580201
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy7580202
Kỹ thuật xây dựng công trình biển7580203
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông7580205
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng7580210
Địa kỹ thuật xây dựng7580211
Kỹ thuật tài nguyên nước7580212
Kỹ thuật cấp thoát nước7580213
Kỹ thuật an toàn giao thông7580215
Quản lý xây dựng75803
Kinh tế xây dựng7580301
Quản lý xây dựng7580302
Khác75890

2.16. Nông, lâm nghiệp và thủy sản (Mã 762)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là lĩnh vực then chốt, gồm 21 ngành đào tạo nổi bật như trồng trọt, chăn nuôi, quản lý rừng và nuôi trồng, khai thác thủy sản. Các ngành này đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu và phát triển kinh tế nông thôn.

Tên ngànhMã ngành
Nông nghiệp76201
Nông nghiệp7620101
Khuyến nông7620102
Khoa học đất7620103
Chăn nuôi7620105
Nông học7620109
Khoa học cây trồng7620110
Bảo vệ thực vật7620112
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan7620113
Kinh doanh nông nghiệp7620114
Kinh tế nông nghiệp7620115
Phát triển nông thôn7620116
Lâm nghiệp76202
Lâm học7620201
Lâm nghiệp đô thị7620202
Lâm sinh7620205
Lâm nghiệp7620210
Quản lý tài nguyên rừng7620211
Thủy sản76203
Nuôi trồng thủy sản7620301
Bệnh học thủy sản7620302
Khoa học thủy sản7620303
Khai thác thủy sản7620304
Quản lý thủy sản7620305
Khác76290

2.17. Thú y (Mã 764)

Thú y là lĩnh vực y học chuyên biệt, tập trung vào sức khỏe và phúc lợi của động vật. Các chuyên gia thú y đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi, gia súc, gia cầm và động vật hoang dã.

Tên ngànhMã ngành
Thú y76401
Thú y7640101
Khác76490

2.18. Sức khỏe (Mã 772)

Lĩnh vực sức khỏe đào tạo các chuyên gia y tế đóng vai trò thiết yếu trong xã hội. Với 24 ngành, lĩnh vực này đào tạo từ bác sĩ khám chữa bệnh, dược sĩ cung cấp thuốc, điều dưỡng chăm sóc người bệnh đến các kỹ thuật viên y tế hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Còn bao gồm y tế dự phòng, y học cổ truyền, dinh dưỡng và răng hàm mặt, cùng với quản lý y tế và y tế công cộng, tất cả hướng đến mục tiêu chung là một cộng đồng khỏe mạnh.

Tên ngànhMã ngành
Y học77201
Y khoa7720101
Y học dự phòng7720110
Y học cổ truyền7720115
Dược học77202
Dược học7720201
Công nghệ dược phẩm7720202
Hóa dược7720203
Điều dưỡng – hộ sinh77203
Điều dưỡng7720301
Hộ sinh7720302
Dinh dưỡng77204
Dinh dưỡng7720401
Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm7720402
Răng – Hàm – Mặt (Nha khoa)77205
Răng – Hàm – Mặt7720501
Kỹ thuật phục hình răng7720502
Kỹ thuật Y học77206
Kỹ thuật xét nghiệm y học7720601
Kỹ thuật hình ảnh y học7720602
Kỹ thuật Phục hồi chức năng7720603
Vật lý trị liệu7720604
Hoạt động trị liệu7720605
Ngôn ngữ trị liệu7720606
Kỹ thuật y học thể dục thể thao7720607
Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả7720608
Khúc xạ nhãn khoa7720609
Kỹ thuật gây mê hồi sức7720610
Y tế công cộng77207
Y tế công cộng7720701
Quản lý Y tế77208
Tổ chức và Quản lý y tế7720801
Quản lý bệnh viện7720802
Khác77290
Y sinh học thể dục thể thao7729001

2.19. Dịch vụ xã hội (Mã 776)

Dịch vụ xã hội là lĩnh vực hỗ trợ con người và cộng đồng. Với 4 ngành đào tạo như Công tác xã hội, Công tác thanh thiếu niên, Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Dân số và phát triển. Mỗi ngành góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tên ngànhMã ngành
Công tác xã hội77601
Công tác xã hội7760101
Công tác thanh thiếu niên7760102
Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật7760103
Dân số và phát triển7760104
Khác77690

2.20. Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (Mã 781)

Lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân gồm các ngành như Du lịch, Quản trị khách sạn, Nhà hàng, Thể thao và Kinh tế gia đình. Đây là lĩnh vực với 8 ngành đào tạo năng động, gắn với dịch vụ, giải trí và đời sống, mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Tên ngànhMã ngành
Du lịch78101
Du lịch7810101
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành7810103
Du lịch văn hóa7810106
Khách sạn, nhà hàng78102
Quản trị khách sạn7810201
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống7810202
Thể dục, thể thao78103
Quản lý thể dục thể thao7810301
Huấn luyện thể thao7810302
Kinh tế gia đình78105
Kinh tế gia đình7810501
Khác78190

2.21. Dịch vụ vận tải (Mã 784)

Lĩnh vực dịch vụ vận tải bao gồm 4 ngành đào tạo như Khai thác vận tải, Quản lý hoạt động bay, Kinh tế vận tải và Khoa học hàng hải. Đây là lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, lưu thông hàng hóa và hành khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Tên ngànhMã ngành
Khai thác vận tải78401
Khai thác vận tải7840101
Quản lý hoạt động bay7840102
Kinh tế vận tải7840104
Khoa học hàng hải7840106
Khác78490

2.22. Môi trường và bảo vệ môi trường (Mã 785)

Lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường bao gồm 6 ngành đào tạo. Đây là lĩnh vực quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, góp phần vào sự phát triển xanh và bền vững của xã hội.

Tên ngànhMã ngành
Quản lý tài nguyên và môi trường78501
Quản lý tài nguyên và môi trường7850101
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên7850102
Quản lý đất đai7850103
Quản lý tài nguyên khoáng sản7850196
Quản lý tài nguyên nước7850198
Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp78502
Bảo hộ lao động7850201
Khác78590

2.23. An ninh, Quốc phòng (Mã 786)

Lĩnh vực an ninh và quốc phòng bao gồm 35 ngành đào tạo. Các ngành này liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội, đồng thời đảm bảo quốc phòng vững mạnh. Đây không chỉ đảm bảo an toàn cho đất nước mà còn hỗ trợ phát triển toàn diện trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp.

Tên ngànhMã ngành
An ninh và trật tự xã hội78601
Trinh sát an ninh7860101
Trinh sát cảnh sát7860102
Trinh sát kỹ thuật7860103
Điều tra hình sự7860104
Kỹ thuật Công an nhân dân7860107
Kỹ thuật hình sự7860108
Quản lý nhà nước về an ninh trật tự7860109
Quản lý trật tự an toàn giao thông7860110
Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp7860111
Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân7860112
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ7860113
An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao7860114
Hậu cần công an nhân dân7860116
Tình báo an ninh7860117
Quân sự78602
Chỉ huy tham mưu Lục quân7860201
Chỉ huy tham mưu Hải quân7860202
Chỉ huy tham mưu Không quân7860203
Chỉ huy tham mưu Phòng không7860204
Chỉ huy tham mưu Pháo binh7860205
Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp7860206
Chỉ huy tham mưu Đặc công7860207
Biên phòng7860214
Chỉ huy tham mưu tác chiến không gian mạng7860215
Tình báo quân sự7860217
Hậu cần quân sự7860218
Chỉ huy, tham mưu thông tin7860219
Chỉ huy, quản lý kỹ thuật7860220
Quân sự cơ sở7860222
Chỉ huy kỹ thuật Phòng không7860226
Chỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp7860227
Chỉ huy kỹ thuật công binh7860228
Chỉ huy kỹ thuật hóa học7860229
Trinh sát kỹ thuật7860231
Chỉ huy kỹ thuật hải quân7860232
Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử7860233
Khác78690

3. 8 yếu tố cần lưu ý khi chọn ngành

Lựa chọn ngành học là một quyết định quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và cuộc sống tương lai của mỗi người. Dưới đây là 8 yếu tố cần lưu ý khi chọn ngành

  • Sở thích cá nhân: Chọn ngành học phù hợp với đam mê giúp bạn duy trì hứng thú trong suốt quá trình học. Khi yêu thích công việc, bạn sẽ dễ dàng vượt qua thử thách và phát triển nghề nghiệp.
  • Năng lực và khả năng học hỏi: Mỗi người có những khả năng riêng biệt, vì vậy cần chọn ngành học phát huy điểm mạnh của bản thân.
  • Cơ hội việc làm: Trước khi chọn ngành, cần tìm hiểu về nhu cầu việc làm trong lĩnh vực đó. Điều này giúp bạn đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt và ít cạnh tranh.
  • Xu hướng thị trường: Các ngành như công nghệ, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng cao. Việc nắm bắt xu hướng sẽ giúp bạn chọn ngành học có triển vọng lâu dài.
  • Môi trường học tập: Môi trường học tập chất lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn phát triển kỹ năng và kiến thức. Trường học có cơ sở vật chất tốt và chương trình thực tế sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn.
  • Thu nhập và cơ hội thăng tiến: Lựa chọn ngành học có mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến giúp bạn xây dựng sự nghiệp ổn định. Điều này tạo động lực để bạn nỗ lực và phát triển lâu dài.
  • Đóng góp cho xã hội: Nhiều ngành học không chỉ mang lại thu nhập mà còn giúp bạn đóng góp tích cực cho cộng đồng. Làm việc trong những lĩnh vực này sẽ mang lại cảm giác tự hào và ý nghĩa.
  • Lời khuyên từ người đi trước: Học hỏi từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học mình muốn theo đuổi. Những chia sẻ thực tế sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Việc nắm vững danh sách các ngành đào tạo trình độ đại học chính là viên gạch đầu tiên vững chắc xây dựng tương lai của bạn. Hãy sáng suốt lựa chọn ngành học khơi gợi đam mê, phát huy năng lực và đón đúng nhịp điệu của thị trường lao động, mở ra cánh cửa sự nghiệp rộng mở và bền vững.

Lên đầu trang