Tổ hợp xét tuyển Đại học là yếu tố quan trọng quyết định cơ hội trúng tuyển của thí sinh vào các trường Đại học. Các khối thi và tổ hợp môn thi đại học được thiết kế phù hợp với từng ngành học, giúp thí sinh thể hiện tốt năng lực của mình. Bài viết dưới đây 360Tuyensinh chia sẻ danh sách các tổ hợp xét tuyển Đại học năm 2025 đầy đủ và chi tiết nhất. Giúp thí sinh lựa chọn đúng tổ hợp xét tuyển nhằm tối ưu hóa cơ hội và phù hợp với sở thích, khả năng học tập của mỗi bản thân.
Nội dung bài viết
1. Tổ hợp xét tuyển là gì?
Tổ hợp xét tuyển Đại học là tập hợp các môn học, thông thường là ba môn được sử dụng để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Mỗi tổ hợp môn xét tuyển có một mã riêng, bao gồm chữ và số, trong đó phần chữ in hoa hay gọi là khối thi và phần số để phân biệt các tổ hợp với nhau.
Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển Đại học phù hợp là rất quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển mà còn gắn liền với ngành học thí sinh muốn theo đuổi. Bên cạnh các tổ hợp môn cơ bản trong chương trình học, một số trường đại học có thể yêu cầu thí sinh thi thêm các môn năng khiếu như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục thể thao,… sẽ được tổ chức riêng tại mỗi trường mà thí sinh đăng ký.

2. Danh sách các tổ hợp xét tuyển Đại học
2.1. Khối A
Khối A là một trong những khối xét tuyển Đại học phổ biến, chủ yếu dành cho các ngành học liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ như Công nghệ thông tin, Xây dựng, Hóa học, Cơ khí, Điện,… Điểm nổi bật của khối A là tập trung vào các môn có khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối A:
A00 : Toán – Vật lý – Hóa học
A01 : Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02 : Toán – Vật lý – Sinh học
A03 : Toán – Vật lý – Lịch sử
A04 : Toán – Vật lý – Địa lý
A05 : Toán – Hóa học – Lịch sử
A06 : Toán – Hóa học – Địa lý
A07 : Toán – Lịch sử – Địa lý
A08 : Toán – Lịch sử – Giáo dục công dân
A09 : Toán – Địa lý – Giáo dục công dân
A10 : Toán – Vật lý – Giáo dục công dân
A11 : Toán – Hóa học – Giáo dục công dân
A12 : Toán – Khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội
A14 : Toán – Khoa học tự nhiên – Địa lý
A15 : Toán – Khoa học tự nhiên – Giáo dục công dân
A16 : Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
A17 : Toán – Vật lý – Khoa học xã hội
A18 : Toán – Hóa học – Khoa học xã hội
2.2. Khối B
Khối B là khối xét tuyển chủ yếu dành cho các ngành học liên quan đến Sức khỏe(Y, Dược,…), Nông Lâm Ngư nghiệp, Môi trường… Khối B đặc biệt phù hợp với những thí sinh yêu thích nghiên cứu về sinh học, hóa học hay các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và đời sống. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối B:
B00 : Toán – Hóa học – Sinh học
B01 : Toán – Sinh học – Lịch sử
B02 : Toán – Sinh học – Địa lý
B03 : Toán – Sinh học – Ngữ văn
B04 : Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
B05 : Toán – Sinh học – Khoa học xã hội
B08 : Toán – Sinh học – Tiếng Anh
2.3. Khối C
Khối C là khối xét tuyển chủ yếu dành cho các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, Nhân văn, Báo chí, Luật, Văn học,… Khối C thích hợp với những thí sinh có sở trường về các môn khoa học xã hội và yêu thích nghiên cứu về con người, lịch sử, và văn hóa. Đây là khối có tính sáng tạo cao, đòi hỏi thí sinh có khả năng tư duy phản biện và hiểu biết sâu rộng về xã hội. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối C:
C00 : Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
C01 : Ngữ văn – Toán – Vật lý
C02 : Ngữ văn – Toán- Hóa học
C03 : Ngữ văn – Toán – Lịch sử
C04 : Ngữ văn – Toán – Địa lý
C05 : Ngữ văn – Vật lý – Hóa học
C06 : Ngữ văn – Vật lý – Sinh học
C07 : Ngữ văn- Vật lý – Lịch sử
C08 : Ngữ văn – Hóa học – Sinh học
C09 : Ngữ văn – Vật lý – Địa lý
C10 : Ngữ văn – Hóa học – Lịch sử
C12 : Ngữ văn – Sinh học – Lịch sử
C13 : Ngữ văn – Sinh học – Địa lý
C14 : Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân
C15 : Ngữ văn – Toán – Khoa học xã hội
C16 : Ngữ văn – Vật lý – Giáo dục công dân
C17 : Ngữ văn – Hóa học – Giáo dục công dân
C19 : Ngữ văn – Lịch sử – Giáo dục công dân
C20 : Ngữ văn – Địa lý – Giáo dục công dân
2.4. Khối D
Khối D là tổ hợp xét tuyển Đại học phổ biến cho các ngành học thuộc lĩnh vực Kinh tế, Quản trị, Ngoại ngữ, Tài chính,… Khối D thích hợp với những thí sinh có khả năng tư duy logic và yêu thích giao tiếp, nghiên cứu các vấn đề kinh tế và ngoại ngữ. Khối này cũng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực học thuật. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối D:
D01 : Ngữ văn – Toán- Tiếng Anh
D02 : Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga
D03 : Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
D04 : Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung
D05 : Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức
D06 : Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật
D07 : Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D08 : Toán – Sinh học – Tiếng Anh
D09 : Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
D10 : Toán – Địa lý – Tiếng Anh
D11 : Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Anh
D12 : Ngữ văn – Hóa học – Tiếng Anh
D13 : Ngữ văn – Sinh học – Tiếng Anh
D14 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
D15 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh
D16 : Toán – Địa lý – Tiếng Đức
D17 : Toán – Địa lý – Tiếng Nga
D18 : Toán – Địa lý – Tiếng Nhật
D19 : Toán – Địa lý – Tiếng Pháp
D20 : Toán – Địa lý – Tiếng Trung
D21 : Toán – Hóa học – Tiếng Đức
D22 : Toán – Hóa học – Tiếng Nga
D23 : Toán – Hóa học – Tiếng Nhật
D24 : Toán – Hóa học – Tiếng Pháp
D25 : Toán – Hóa học – Tiếng Trung
D26 : Toán – Vật lý – Tiếng Đức
D27 : Toán – Vật lý – Tiếng Nga
D28 : Toán – Vật lý – Tiếng Nhật
D29 : Toán – Vật lý – Tiếng Pháp
D30 : Toán – Vật lý – Tiếng Trung
D31 : Toán – Sinh học – Tiếng Đức
D32 : Toán – Sinh học – Tiếng Nga
D33 : Toán – Sinh học – Tiếng Nhật
D34 : Toán – Sinh học – Tiếng Pháp
D35 : Toán – Sinh học – Tiếng Trung
D41 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Đức
D42 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Nga
D43 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Nhật
D44 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Pháp
D45 : Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Trung
D52 : Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Nga
D54 : Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Pháp
D55 : Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Trung
D61 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Đức
D62 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Nga
D63 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Nhật
D64 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Pháp
D65 : Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Trung
D66 : Ngữ văn – Giáo dục công dân – Tiếng Anh
D68 : Ngữ văn – Giáo dục công dân – Tiếng Nga
D69 : Ngữ Văn – Giáo dục công dân – Tiếng Nhật
D70 : Ngữ Văn – Giáo dục công dân – Tiếng Pháp
D72 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
D73 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Đức
D74 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Nga
D75 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Nhật
D76 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Pháp
D77 : Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Trung
D78 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
D79 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Đức
D80 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nga
D81 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nhật
D82 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp
D83 : Ngữ văn – Khoa học xã hội -Tiếng Trung
D84 : Toán – Giáo dục công dân – Tiếng Anh
D85 : Toán – Giáo dục công dân- Tiếng Đức
D86 : Toán – Giáo dục công dân – Tiếng Nga
D87 : Toán – Giáo dục công dân – Tiếng Pháp
D88 : Toán – Giáo dục công dân – Tiếng Nhật
D90 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
D91 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Pháp
D92 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Đức
D93 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Nga
D94 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Nhật
D95 : Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Trung
D96 : Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
D97 : Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp
D98 : Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Đức
D99 : Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Nga
2.5. Khối H
Khối H dành cho xét tuyển các ngành học liên quan đến Mỹ thuật. Một số ngành phổ biến như Kiến trúc, Thiết kế đồ họa, Mỹ thuật ứng dụng hay Sư phạm mỹ thuật. Khối H thích hợp với những thí sinh có năng khiếu về vẽ. Đây là khối đòi hỏi khả năng sáng tạo, giúp thí sinh phát triển các kỹ năng nghệ thuật, thiết kế và giao tiếp bằng ngôn ngữ hình ảnh. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối H:
H00 : Ngữ văn – Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 – Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2
H01 : Toán – Ngữ văn – Vẽ
H02 : Toán – Vẽ hình họa mỹ thuật – Vẽ trang trí màu
H03 : Toán – Khoa học tự nhiên – Vẽ năng khiếu
H04 : Toán – Tiếng Anh – Vẽ năng khiếu
H05 : Ngữ văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu
H06 : Ngữ văn – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
H07 : Toán – Hình họa – Trang trí
H08 : Ngữ văn – Lịch sử – Vẽ mỹ thuật
2.6. Khối K
Khối K là khối xét tuyển dành cho thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng, có nhu cầu liên thông lên đại học. Khối này bao gồm các môn thi là Toán, Vật lý và một môn chuyên ngành mà thí sinh theo học ở bậc trung cấp/cao đẳng.
K01 : Toán – Tiếng Anh – Tin học
2.7. Khối M
Khối M dành cho các ngành học liên quan đến Âm nhạc, Nghệ thuật và ngành Sư phạm mầm mon. Khối M phù hợp với những thí sinh có năng khiếu âm nhạc và đam mê nghệ thuật hay yêu thích trẻ em. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối M:
M00 : Ngữ văn – Toán – Đọc diễn cảm – Hát
M01 : Ngữ văn – Lịch sử – Năng khiếu
M02 : Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
M03 : Ngữ văn – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
M04 : Toán – Đọc kể diễn cảm – Hát Múa
M09 : Toán – Năng khiếu mầm non 1 (Kể chuyện, đọc, diễn cảm) – Năng khiếu mầm non 2 (Hát)
M10 : Toán – Tiếng Anh – Năng khiếu 1
M11 : Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh
M13 : Toán – Sinh học – Năng khiếu
M14 : Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Toán
M15 : Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh
M16 : Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Vật lí
M17 : Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Lịch sử
M18 : Ngữ văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Toán
M19 : Ngữ văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Tiếng Anh
M20 : Ngữ văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Vật lí
M21 : Ngữ văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Lịch sử
M22 : Ngữ văn – Năng khiếu quay phim truyền hình – Toán
M23 : Ngữ văn – Năng khiếu quay phim truyền hình – Tiếng Anh
M24 : Ngữ văn – Năng khiếu quay phim truyền hình – Vật lí
M25 : Ngữ văn – Năng khiếu quay phim truyền hình – Lịch sử
2.7. Khối N
Khối N là khối xét tuyển dành cho các ngành học liên quan đến năng khiếu âm nhạc. Khối N thích hợp với những thí sinh có năng khiếu và đam mê về nghệ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực âm nhạc. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối N:
N00 : Ngữ văn – Năng khiếu âm nhạc 1 – Năng khiếu âm nhạc 2
N01 : Ngữ văn – Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
N02 : Ngữ văn – Ký xướng âm – Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
N03 : Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn
N04 : Ngữ Văn – Năng khiếu thuyết trình – Năng khiếu
N05 : Ngữ Văn – Xây dựng kịch bản sự kiện – Năng khiếu
N06 : Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn
N07 : Ngữ văn – Ghi âm, xướng âm – Chuyên môn
N08 : Ngữ văn – Hòa thanh – Phát triển chủ đề và phổ thơ
N09 : Ngữ văn – Hòa thanh – Bốc thăm đề, chỉ huy tại chỗ
2.8. Khối R và khối S
Khối R và khối S là các khối xét tuyển dành cho những ngành học liên quan đến nghệ thuật và báo chí. Cả hai khối này đều hướng đến những ngành học có yếu tố nghệ thuật, phù hợp với thí sinh có đam mê và năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực này. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối R:
R00 : Ngữ văn – Lịch sử – Năng khiếu báo chí
R01 : Ngữ văn – Địa lý – Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật
R02 : Ngữ văn – Toán – Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật
R03 : Ngữ văn – Tiếng Anh – Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật
R04 : Ngữ văn – Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật – Năng khiếu kiến thức văn hóa, xã hội, nghệ thuật
R05 : Ngữ văn – Tiếng Anh – Năng khiếu kiến thức truyền thông
Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối S:
S00 : Ngữ văn – Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 – Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
S01 : Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
2.9. Khối T
Khối T dành cho các ngành liên quan đến Thể dục thể thao. Đây là khối phù hợp cho những thí sinh có khả năng vận động tốt và đam mê thể thao. Khối T yêu cầu thí sinh không chỉ có kiến thức kiến thức văn hóa mà còn có kỹ năng và thể lực tốt để tham gia các bài kiểm tra năng khiếu thể dục thể thao trong quá trình xét tuyển. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối T:
T00 : Toán – Sinh học – Năng khiếu thể dục thể thao
T01 : Toán – Ngữ văn – Năng khiếu thể dục thể thao
T02 : Ngữ văn – Sinh – Năng khiếu thể dục thể thao
T03 : Ngữ văn – Địa – Năng khiếu thể dục thể thao
T04 : Toán – Lý – Năng khiếu TDTT
T05 : Ngữ văn – Giáo dục công dân – Năng kiếu
2.10. Khối V
Khối V là khối xét tuyển dành cho các ngành liên quan đến năng khiếu vẽ và hội họa, bên cạnh các môn tự nhiên khác. Khối này thường được sử dụng trong các trường có chuyên ngành như Kiến trúc. Dưới đây danh sách các tổ hợp môn của khối V:
V00 : Toán – Vật lý – Vẽ hình họa mỹ thuật
V01 : Toán – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật
V02 : Vẽ mỹ thuật – Toán – Tiếng Anh
V03 : Vẽ mỹ thuật – Toán – Hóa học
V05 : Ngữ văn – Vật lý – Vẽ mỹ thuật
V06 : Toán – Địa lý – Vẽ mỹ thuật
V07 : Toán – Tiếng Đức – Vẽ mỹ thuật
V08 : Toán – Tiếng Nga – Vẽ mỹ thuật
V09 : Toán – Tiếng Nhật – Vẽ mỹ thuật
V10 : Toán – Tiếng Pháp – Vẽ mỹ thuật
V11 : Toán – Tiếng Trung – Vẽ mỹ thuật
3. Những lưu ý khi lựa chọn tổ hợp xét tuyển
- Năng lực và sở thích của thí sinh: Lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với khả năng và đam mê cá nhân để phát huy tối đa thế mạnh.
- Yêu cầu từ ngành học và trường Đại học: Mỗi ngành học và trường Đại học có yêu cầu riêng về tổ hợp môn xét tuyển, vì vậy cần nắm rõ thông tin này trước khi quyết định.
- Tỷ lệ trúng tuyển và cạnh tranh giữa các tổ hợp: Thí sinh nên xem xét mức độ cạnh tranh và tỷ lệ trúng tuyển của từng tổ hợp môn để có sự chuẩn bị phù hợp.
- Lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp tương lai: Chọn tổ hợp môn dựa trên ngành nghề mà thí sinh dự định theo đuổi để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai nghề nghiệp.
Việc lựa chọn các tổ hợp xét tuyển Đại học là một quyết định quan trọng giúp thí sinh định hướng tương lai học tập và nghề nghiệp. Thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng năng lực, sở thích cá nhân và yêu cầu từ ngành học, trường Đại học. Bên cạnh đó, cập nhật thông tin tuyển sinh Đại học mới nhất từ các trường và tham khảo kinh nghiệm từ các khóa trước sẽ giúp thí sinh đưa ra quyết định chính xác. Chọn đúng tổ hợp môn sẽ mở ra cơ hội trúng tuyển và phát triển sự nghiệp trong tương lai.