Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh năm 2025 hệ đại học chính quy với 1900 chỉ tiêu, áp dụng 3 phương thức tuyển sinh. Trường có một số ngành nổi bật như Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Du Lịch.

A. Thông tin tuyển sinh

1. Thời gian tuyển sinh

Đợt 1: Diễn ra từ tháng 5/2025 đến hết tháng 8/2025.

Đợt 2: Sẽ được thông báo sau nếu đợt 1 chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

2. Đối tượng, điều kiện dự tuyển

Thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp THPT tại Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp quốc tế được công nhận tương đương. Đồng thời, đạt ngưỡng đầu vào theo quy định.

3. Phương thức tuyển sinh

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sử dụng 3 phương thức tuyển sinh sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT.

4. Quy tắc quy đổi điểm

Trường sẽ công bố theo đúng lộ trình và kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

5. Điều kiện xét tuyển

5.1. Phương thức 2

Đối với ngành Du lịch (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế) và ngành Ngôn ngữ Anh. Thí sinh phải đạt ít nhất 6.0 điểm môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT năm 2025.

5.2. Phương thức 3

Đối với các chuyên ngành Tổ chức hoạt động nghệ thuật, Tổ chức sự kiện văn hóa (thuộc ngành Quản lý văn hóa) và ngành Sáng tác văn học, thí sinh cần tham gia Kỳ thi năng khiếu năm 2025 do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Kết quả thi năng khiếu sẽ được kết hợp với điểm học bạ 3 năm môn Ngữ văn để xét tuyển.

6. Học phí

Trong năm học 2024-2025, học phí đối với sinh viên đại học chính quy là 441.000 đồng cho mỗi tín chỉ. Lộ trình tăng học phí sẽ được thực hiện hàng năm theo đúng quy định hiện hành.

7. Chỉ tiêu tuyển sinh

Năm 2025, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 1900 chỉ tiêu, 3 phương thức tuyển sinh và 21 ngành, chuyên ngành.

TT Tên ngành, chuyên ngành Mã ngành, chyên ngành Phương thức Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
1 Văn hóa du lịch 7810101A PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 170
2 Lữ hành, hướng dẫn du lịch 7810101B PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 120
3 Hướng dẫn du lịch quốc tế 7810101C PT1; PT2; PT3 D01; D14; D15; X78 110
4 Quản trị kinh doanh du lịch 7810103A PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 190
5 Quản trị du lịch cộng đồng 7810103B PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 80
6 Báo chí 7320101 PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 130
7 Bảo tàng học 7320305 PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 50
8 Kinh doanh xuất bản phẩm 7320402 PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 90
9 Quản trị thư viện 7320201A PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 50
10 Thư viện và thiết bị trường học 7320201B PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 50
11 Quản lý thông tin 7320205 PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 90
12 Luật 7380101 PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 110
13 Sáng tác văn học 7220110 PT1, PT3 N00 15
14 Ngôn ngữ Anh 7220201 PT1; PT2; PT3 D01, D14, D15, X78 100
15 Nghiên cứu văn hóa 7229040A PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 50
16 Văn hóa truyền thông 7229040B PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 110
17 Văn hóa đối ngoại 7229040C PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 50
18 Phát triển công nghiệp văn hóa 7229042A PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 135
19 Quản lý di sản văn hóa 7229042B PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78 60
20 Tổ chức hoạt động nghệ thuật 7229042C PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78; N00 50
21 Tổ chức sự kiện văn hóa 7229042D PT1; PT2; PT3 C00; C03; C04; X01; X70; D01; D14; D15; X78; N00 90

Ghi chú: Các môn trong tổ hợp xét tuyển

  • C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
  • C03: Ngữ văn – Toán – Lịch sử
  • C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh
  • X01: Ngữ văn – Toán – Giáo dục kinh tế và pháp luật
  • X70: Ngữ văn – Lịch sử – Giáo dục kinh tế và pháp luật
  • X78: Ngữ văn – Tiếng Anh – Giáo dục kinh tế và pháp luật
  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
    • Ngành Sáng tác văn học: Năng khiếu 1 (Sáng tác tác phẩm); Năng khiếu 2 (Phỏng vấn).
    • Chuyên ngành Tổ chức hoạt động nghệ thuật: Năng khiếu 1 (Chọn 1 trong các loại hình: Thanh nhạc, Mùa, Mỹ thuật); Năng khiếu 2 (Xây dựng kịch bản sự kiện).
    • Chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa: Năng khiếu 1 (Chọn 1 trong các loại hình: Thanh nhạc, Múa, Tiểu phẩm sân khấu); Năng khiếu 2 (Xây dựng kịch bản sự kiện).

B. Điểm chuẩn năm trước

Năm 2024, điểm chuẩn trường dao động từ 22,85 – 28,9 điểm theo thang 30 điểm và ngành cao điểm nhất là Báo chí với 28,9 điểm theo tổ hợp C00.

TT Tên ngành, chuyên ngành Mã ngành, chyên ngành Phương thức Điểm trúng tuyển tổ hợp gốc (C00) Điểm trúng tuyển tổ hợp khác
1 Văn hóa du lịch 7810101A 100 27,15 26,15
200 27,46 26,46
500 26,79 25,79
2 Lữ hành, hướng dẫn du lịch 7810101B 100 27,67 26,67
200 27,71 26,71
500 27,80 26,80
3 Hướng dẫn du lịch quốc tế 7810101C 100 33,33
200 35,03
500 31,96
4 Quản trị kinh doanh du lịch 7810103A 100 27,94 26,94
200 27,87 26,87
500 28,17 27,17
5 Quản trị du lịch cộng đồng 7810103B 100 27,43 26,43
200 27,29 26,29
500 26,73 25,73
6 Báo chí 7320101 100 28,9 27,9
200 28,54 27,54
500 29,51 28,51
7 Bảo tàng học 7320305 100 26,5 25,5
200 27,43 26,43
500 27,18 26,18
8 Kinh doanh xuất bản phẩm 7320402 100 25,8 24,8
200 26,98 25,98
500 25,87 24,87
9 Quản trị thư viện 7320201A 100 25,5 24,5
200 27,09 26,09
500 26,94 25,94
10 Thư viện và thiết bị trường học 7320201B 100 23,85 22,85
200 26,04 25,04
500 26,94 25,94
11 Quản lý thông tin 7320205 100 27,1 26,1
200 27,58 26,58
500 26,05 25,05
12 Luật 7380101 100 28,8 27,8
200 28,36 27,36
500 28,82 27,82
13 Sáng tác văn học 7220110 406 20,5
14 Ngôn ngữ Anh 7220201 100 34,35
200 35,78
500 36,28
15 Nghiên cứu văn hóa 7229040A 100 26,52 25,52
200 27,33 26,33
500 27,39 26,39
16 Văn hóa truyền thông 7229040B 100 27,83 26,83
200 28,19 27,19
500 28,44 27,44
17 Văn hóa đối ngoại 7229040C 100 27,43 26,43
200 27,91 26,91
500 27,76 26,76
18 Quản lý di sản văn hóa 7229042B 100 27,83 26,83
200 27,87 26,87
500 28,35 27,35
19 Tổ chức sự kiện văn hóa 7229042D 100 28 27
200 24,75
500 29,15 28,15

C. Hình ảnh trường

thu-vien-truong-dai-hoc-van-hoa-ha-noi-1085
Một góc thư viện của trường
hoat-dong-van-nghe-truong-dai-hoc-van-hoa-ha-noi-1085
Sinh viên tham gia văn nghệ Giao lưu văn hóa giữa các sinh viên Trường Đại học Jeonju (Hàn Quốc)
hoat-dong-tinh-nguyen-truong-dai-hoc-van-hoa-ha-noi-1085
Sinh viên tham gia tình nguyện tại bản làng Sin Suối Hồ
truong-dai-hoc-van-hoa-ha-noi-tuyen-sinh-1085
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh tại Ngày hội tư vấn

Giới thiệu trường

Logo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Tên trường: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (HUC)
  • Mã trường: VHH
  • Địa chỉ: 418 La Thành, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243.8.511.971
  • Website: huc.edu.vn
  • Mạng xã hội: FacebookYoutube

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Hanoi University of Culture) được thành lập vào năm 1959, tiền thân là Trường Cán bộ Văn hóa. Là cơ sở giáo dục công lập, HUC cung cấp hệ thống đào tạo đa dạng từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và quản lý văn hóa. Các ngành học nổi bật như Du lịch, Báo chí, Quản lý văn hóa luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên đam mê lĩnh vực này.

Với bề dày truyền thống và đội ngũ giảng viên là các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo, nơi sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn các kỹ năng thực hành cần thiết. Trường cam kết là nơi nuôi dưỡng và phát triển những tài năng trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền văn hóa Việt Nam và quốc tế.

Lên đầu trang